Diễn biến Mười ngày Dương Châu

Theo Dương Châu thập nhật kí

Sử Khả Pháp (1601 - 1645)

"Dương Châu thập nhật kí", một quyển sách nhỏ khoảng 8000 chữ của Vương Tú Sở ghi chép về sự kiện thảm sát năm đó, người ta nghĩ rằng Nhà Thanh coi là quyển sách chứa nội dung phản nghịch nên cấm chỉ lưu hành nhiều năm. Cho đến tận thời Thanh mạt, quyển sách này lại từ Nhật Bản lưu truyền về Trung Quốc. Học giả Diêu Cận Nguyên công bố "Cấm thư tổng mục" để nói về những quyền sách cấm, có ghi nhận lại vào thời vua Càn Long, Quân cơ xứ tấu rằng đã tiêu hủy một quyển sách gọi là "Dương Châu thập nhật lục", nhưng vào thời kì Hàm Phong lại có Từ Tỉ nhắc đến quyển sách này trong sách sử Tiểu thiền kỉ niên của mình[8]. Sử gia Kế Lục Kì đời nhà Thanh cũng có ghi chép về cuộc đồ sát Dương Châu này. Người ta so sánh nội dung Dương Châu thập nhật kí và các sử liệu khác có nhiều điểm tồn nghi[9].

Đảng viên Cộng sản Trần Thiên Hoa trong Sư tử hống: "Vào thời điểm đó, một trong số những người sống sót sau sự kiện vạn tử nhất sinh, đã viết quyển "Dương Châu thập nhật kí", tự thuật về thảm kịch này".

Theo "Dương Châu thập nhật kí", quân Thanh sau khi phá thành Dương Châu được 5 ngày thì tiến hành đồ sát.

Hàng chục người bị xích cổ và chăn dắt như là dê, cừu. Bất cứ ai tìm cách bỏ trốn đều bị đánh đập hay giết chết ngay. Những người phụ nữ bị xích cổ lại với nhau bằng những sợi xích sắt nặng như ngọc trai. Mỗi bước vấp ngã thì ngã người vào bùn đất. Những đứa con nít nằm ngổn ngang trên đường phố. Nội tạng của người bị giết nằm ngổn ngang trên mặt đất thì bị chân người chân ngựa đè lên, tiếng khóc của người sống vang vọng khắp nơi. Đi qua các rãnh nước, ao hồ đều bắt gặp xác chết, nhiều tay và chân chồng chất lên nhau. Máu người hòa lẫn vào trong nước, màu xanh của nước và màu đỏ trộn lẫn với nhau tạo ra một màu sắc ảm đạm. Xác chết lấp cả kênh rạch. Sau đó, người ta phóng hỏa khắp nơi, những tòa nhà ngói bắt lửa và bừng cháu. Những người ẩn náu trong nhà phải vội vàng chạy ra, và ngay khi họ bước ra, 10 người thì đến 9 người bị xử tử ngay tại chỗ. Mặt khác, những người ở lại trong nhà - bị đốt cháy sau những cánh cửa đóng chặt và không ai có thể biết có bao nhiêu người đã chết với một đống xương còn lại sau đó. Đến năm hôm sau, Đa Đạc mới hạ lệnh ngưng chém giết, cho các nhà sư vào thành thu thập thi hài người chết và làm lễ siêu độ cho họ[10][11].

Sau đó, quân Thanh thừa thắng tiếp tục tấn công, rồi chiếm được Kim Lăng. Ngày 15 tháng 6 năm 1645, Phúc vương bị bắt giải về Bắc Kinh.

Theo những sử liệu khác

Theo "Minh quý nam lược":

Dự vương vào Nam Kinh, ngày Quý Mão (22 tháng 5 ÂL) thì cho xây từ đường cho Sử Khả Pháp, chăm lo cho gia quyến ông ta. Lúc đó vương đánh giá cao họ Sử đứng trước mặt mình vẫn bất khuất. Ở Giang Bắc có mộ Sử công, những năm Khang Hi sơ niên tại Hòa Dương có từ đường 'Thanh Huệ' do già trẻ góp tiền dụng lên. Nghĩ tới chuyện năm Thuận Trị thứ 6 Trọng Đông, vào thành ứng thí. Có người cùng thuyền quê ở Gia Hưng, Chiết Giang, người đó nói rằng đã sống ở Dương Châu nhiều năm; khi hỏi về việc quân Đại Thanh phá thành, người đó nói: "Tao trốn thoát khỏi thành, vì biết đại họa sẽ đến. Lúc đầu, Dương Nhân úy Cao Kiệt cướp bóc dâm ô, người trong thôn kiêng sợ bèn vào thành ở; sau thủy thổ không thuận lợi, muốn ra khỏi thành;Giang Đô lệnh không cho, mới ở vào trong thành. Sau, Đại Thanh có cử vài kẻ vào trong dò xét, bị người trong thành bắt được; rồi chúng hoan hô đòi lĩnh thưởng, Khả Pháp bèn ban ngân bài cho, nhưng chúng không biết quân Thanh đông lắm. Khả Pháp ngày đêm chờ Hoàng Đắc Công tới [cứu trợ]; khi vòng vây lập được 6 ngày, đến ngày 25 thì có người đến báo: Binh hoàng da tới. Khả Pháp trông nhìn cờ xí ở ngoài thành thấy tin tưởng, bèn mở thành đón họ vào. Khi quân ấy vào thành thì liền giết người, mới biết là người Thanh dùng kế giả trá, đại kinh; bèn bỏ giáp bỏ trốn. Bách tính ở Tân Thành, kêu khóc rầm rĩ, nhưng không biết nên làm gì cả; rồi chạy ra khỏi thành, Khả Pháp không biết kết cục ra sao".[12].

Cũng theo Minh quý nam lược:

Ngày Đinh Sửu (25 ÂL), Khả Pháp mở thành xuất chiến, quân Thanh phá thành mà vào, đồ sát rất thảm.[13]

Giáo sĩ người Ý là Martino Martini (1614 - 1661), tên tiếng Hán là Vệ Khuông Quốc, tự Tể Thái trong "Thát Đát chiến kỉ" ghi nhận những việc nghe, thấy được tại Trung Quốc

Thế công của họ như sấm sét, đánh tới đâu chiếm tới đó. Có một địa phương, một tòa thành anh dũng kháng cự lại cuộc tấn công của Thát Đát, là thành Dương Châu. Có một vương tử Thát Đát đã bị chết ở dưới thành. Trong thành có đại thần Nội các là Sử Các Bộ (tức Sử Khả Pháp) trấn thủ, nhưng vì đối phương quá đông đảo đi, nên cuối cùng thất bại. Toàn bộ thành bị lục soát, bách tính và sĩ binh bị sát. Người Thát Đát cho rằng quá nhiều xác chết hôi thối sẽ gây ô nhiễm và dẫn tới dịch hạch, bèn chất đống các thi thể vào trong nhà rồi hỏa phóng hỏa đốt hết thành tàn tro, làm tất cả mọi thứ trở nên hoang phế.[14].

Trước khi quân Thanh tiến tới thì thành Dương Châu cũng hai lần bị tàn phá bởi các tướng nhà MinhCao KiệtLưu Trạch Thanh. Căn cứ Dương Châu thập nhật kí của Dương Tú Sở, 80 vạn bách tính thành Dương Châu bị quân Thanh đồ sát, tuy nhiên theo nhiều học giả thời Minh mạt Thanh sơ trong Minh quý nam lược thì: "Phủ Dương Châu trước bị Cao Kiệt đồ hại hai lần, giết chóc rất nhiều. Đến khi Dự vương đến, thì đồ sát gần như toàn bộ. Tổng cộng trước sau chết 80 vạn người, là kiếp nạn lớn của chúng dân trong thành". Các học giả phương Tây nhận định rằng "80 vạn người" là con số khuếch đại, có người cho rằng thực tế chắc khoảng 20 - 30 vạn[15][16]